• cờ Việt Nam Vietnamese
  • cờ english English
  • cờ lào Laos
  • cờ campuchia Cambodia
  • cờ thái lan Thailand
  • cờ indonesia Indonesia
  • cờ philippines
Philipins
  • cờ myanmar Myanmar

HƯỚNG DẪN VỆ SINH THÁP GIẢI NHIỆT

16/08/2021 0 Bình luận

Tháp giải nhiệt- thiết bị không thể thiếu trong hệ thống làm mát. Chúng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực trong đó có ngành sản xuất đá viên. Đây được xem là thiết bị tối ưu để làm mát máy làm đá viên trong cơ sở sản xuất nước đá.
Trong quá trình làm nước đá, máy làm đá viên công nghiệp sẽ liên tục sinh ra một lượng nhiệt lớn, và những chiếc tháp giải nhiệt với cơ chế hoạt động vô cùng đặc biệt, sẽ giúp giải nhiệt nhanh hơn, đảm bảo cho máy đá hoạt động ổn định.
Sau một thời gian sử dụng, các linh kiện trong tháp giải nhiệt sẽ bị bám bụi và cặn bẩn, rong rêu gây mất vệ sinh cũng như ảnh hưởng đến tuổi thọ của tháp. Vậy vệ sinh tháp giải nhiệt như thế nào? Hôm nay, Việt An sẽ hướng dẫn các bạn cách vệ sinh tháp giải nhiệt qua nội dung bài viết dưới đây.

1. THÁP GIẢI NHIỆT

 1.1. Cấu tạo tháp giải nhiệt

Tháp hạ nhiệt được ứng dụng để làm mát máy làm đá viên công nghiệp có cấu tạo gồm:

- Vỏ tháp( khung tháp): 

Được làm từ những vật liệu cao cấp như thép không gỉ, có khả năng chống ăn mòn hoặc sợi thủy tinh có khả năng chống oxi hóa, không bám rong rêu. Độ bền cao. Có thể đặt ở ngoài trời mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết giúp giảm chi phí bảo trì. Dễ vệ sinh 

- Tấm giải nhiệt:

Gồm các màng nhựa PVC  mỏng đặt sát nhau có chức năng phân chia dòng nước. Các màng này được thiết kế với dạng sóng. Khi nước rơi trên đó tạo thành một lớp màng mỏng để tăng diện tích tiếp xúc với không khí , tăng khả năng trao đổi nhiệt, mang lại hiệu quả làm mát cao

- Cánh quạt: 

Được làm từ chất liệu hợp kim nhôm nên cánh và mâm quạt được thiết kế cân bằng với nhau. Động cơ có thể hút gió theo ống thoát tạo hướng gió theo chiều thuận và điều chỉnh lưu lượng gió theo nhu cầu cần thiết. Cánh quạt giúp độ ồn thấp, dễ bảo dưỡng và tiết kiệm năng lượng.

- Động cơ:

Thiết kế hiện đại, gia công bằng kỹ thuật cao cùng chuyển động bánh răng với các chỉ số an toàn giúp thao tác đơn giản và dễ bảo quản. 

- Bộ phận phân nước: 

Đây là bộ phận được thiết kế dạng đầu phun áp thấp, lỗ ống lớn nên tăng khả năng phân nước đều và đầy lên toàn tấm giải nhiệt

- Bộ phận chống ồn: 

Đây là bộ phận giúp giảm tiếng nước chảy trong qua trình hoạt động của tháp

- Đế bồn: 

Được thiết kế để chứa nước với dung tích khá lớn. Đây là bộ phận dễ bị bám bẩn, dễ có rong rêu cần phải được kiểm tra và vệ sinh thường xuyên

Và còn nhiều bộ phận khác nữa. Như phao tự động để giúp ngưng cấp nước vào đế bồn khi đầy và tự động cấp nước khi thiếu. Lưới xám được làm bằng chất liệu thép với dạng lưới, công dụng để bảo ngăn các vật lạ ở bên ngoài rơi vào đế bồn...

1.2. Nguyên lý làm việc của tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt hoạt động theo phương thức trích nhiệt từ hơi nước và thải khí ra ngoài khí quyển nên phần nước được đọng lại trong tháp sẽ được làm mát.
Sau khi nước nóng được đưa vào hệ thống sẽ được phun thành dạng tia nước và rơi xuống bề mặt của tấm giải nhiệt. Tiếp theo, luồng không khí từ bên ngoài sẽ được đưa vào bên trong tháp và đẩy lên theo chiều thẳng đứng. Khi luồng không khí tiếp xúc trực tiếp với nước nóng và cuốn theo hơi nóng lên cao để thải ra môi trường bên ngoài. Nguồn nước được hạ nhiệt sẽ tự động rơi xuống đế bồn chứa và được dẫn đi theo hệ thống đường ống để phục vụ cho các nhu cầu làm mát máy móc và trang thiết bị.

1.3. Tại sao phải vệ sinh tháp giải nhiệt

Các tháp giải nhiệt của máy đá là dạng tháp giải nhiệt hở, hoạt động dựa trên quá trình trích nhiệt từ không khí và thải ra khí quyển nên nước có thể tiếp xúc với không khí bên ngoài. Chưa kể, nước được sử dụng cho hệ thống làm mát của tháp giải nhiệt là nước chưa qua xử lý nên có thể sẽ chứa nhiều chất có khả năng kết tủa như CaCO3, MgCO3,…Những cặn bẩn này nhanh chóng bám vào đường ống giải nhiệt, tấm đệm, khung tháp làm giảm diện tích bề mặt làm việc khiến thiết bị hoạt động kém hiệu quả nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên. Do vậy để đảm bảo khả năng hoạt động của tháp giải nhiệt cũng như của máy làm đá sạch công nghiệp thì chúng ta cần phải vệ sinh tháp giải nhiệt thường xuyên. 

2. QUY TRÌNH VỆ SINH THÁP GIẢI  NHIỆT

Hướng dẫn vệ sinh tháp giải nhiệt

Việc vệ sinh tháp giải nhiệt thường xuyên sẽ giúp cho quá trình làm mát và giải nhiệt của tháp được tốt hơn, thời gian sử dụng lâu hơn. Và để vệ sinh được thiết bị này thì chúng ta cần tiến hành theo quy trình dưới đây.

2.1. Sử dụng hóa chất để vệ sinh tháp

Đây được xem là phương pháp vệ sinh tháp giải nhiệt nhanh và hiệu quả được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Khi sử dụng hóa chất tẩy rửa sẽ giúp rút ngắn thời gian vệ sinh. Giúp kiểm soát được các hiện tượng cáu cặn, ăn mòn trong tháp giải nhiệt.

2.1.1. Tiêu chí lựa chọn hóa chất tẩy rửa

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại hóa chất, tuy nhiên các bạn cần chọn lựa hóa chất tẩy đáp ứng được 2 yêu cầu sau:

+ Hóa chất tẩy rửa dùng để vệ sinh tháp giải nhiệt và đường ống phải đảm bảo an toàn. Chúng không ăn mòn kim loại như đồng, nhôm, sắt…vv Vì nếu sử dụng các hóa chất có thể phản ứng với đồng, nhôm, sắt thì sẽ có thể làm thủng dàn trao đổi nhiệt, thủng ống, làm hỏng hệ thống bơm, đường ống và tháp giải nhiệt.

+  Hóa chất tẩy rửa phải có khả năng đánh bay được các cáu cặn, bụi bẩn, rong rêu cứng đầu bám trên bề mặt tháp, bám trên đường ống nước cũng như dàn sinh nhiệt.

2.1.2. Cách vệ sinh tháp giải nhiệt

Sau khi đã chọn được hóa chất để vệ sinh tháp thì các bạn tiến hành các bước sau:

Bước 1: Tháo các thiết bị đo và van điện từ ra. Nếu không tháo thì bạn cần phải bọc kín chúng lại để ngăn không cho hóa chất tiếp xúc với các thiết bị này.

Bước 2: Sử dụng hóa chất tẩy rửa với 1 lượng vừa đủ để vệ sinh hệ thống tuần hoàn. Liều lượng hóa chất được tính dựa trên dung tích chứa nước của thiết bị cần tẩy rửa. Các bạn lưu ý, nếu dùng quá ít hóa chất tẩy rửa thì khả năng làm sạch không đảm bảo. Còn nếu quá lạm dụng hóa chất thì có thể sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn

Bước 3: Khi tiến hành vệ sinh, thì cần để lượng nước vừa đủ ở trong tháp giải nhiệt để hòa trộn dung dịch tẩy rửa. Tỷ lệ pha hóa chất được tính trên dung tích chứa của thiết bị theo tỷ lệ 10% - 50%. 

Bước 4: Lắp đặt đường ống nối với bồn trung gian để bơm hóa chất tuần hoàn. Hóa chất này sẽ được bơm tuần hoàn từ bồn trung gian đến đỉnh tháp. Nhờ đó có thể tẩy rửa toàn bộ thiết bị. Quy trình tuần hoàn phải được thực hiện khép kín nhằm đảm bảo bề mặt trong tháp tiếp xúc thường xuyên với hóa chất vệ sinh. Thời gian thực hiện tối thiểu 5 tiếng để tiêu diệt toàn bộ rong rêu, vi sinh trong tháp.

Bước 5: Sử dụng hóa chất trung hòa chạy tuần hoàn trong hệ thống để trung hòa lượng axit còn dư, đồng thời tiếp tục loại bỏ triệt để vi sinh vật, cáu cặn,...Bước 6: Sau khi xả hết hóa chất, chúng ta cần tiến hành thay nước cho hệ thống tháp giải nhiệt. Chạy máy bơm liên tục cho đến khi nước đạt độ trung tính (pH = 7).

2.2. Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh linh kiện trong tháp giải nhiệt

2.2.1. Vệ sinh vỏ tháp và đế tháp

Vỏ tháp và đến tháp được làm bằng chất liệu thép không gỉ được sơn 1 lớp tĩnh điện hoặc từ sợi thủy tinh với khả năng chống gỉ, chống ăn mòn tuyệt đối. Vì vậy, chúng ta có thể vệ sinh vỏ tháp và đế tháp bằng cách sử dụng nước và xà phòng, xịt rửa vỏ tháp cho trôi hết bụi bận, rong rêu, giữ lưới lọc sạch sẽ.

2.2.2. Làm sạch ống chia nước

Ống chia nước do thường xuyên tiếp xúc với nước nên dễ bị cặn bám, rong rêu, làm ảnh hưởng đến khả năng phân phối nước. Chính vì vậy, để vệ sinh ống chia nước thì chúng ta cần tiến hành tháo rời ống ra để xịt rửa sạch rong rêu và bụi bẩn ở trong ống. Sau khi đã làm sạch ống chia nước thì ta lắp lại ống như ban đầu.

2.2.3. Vệ sinh đầu phun nước

Các bạn để ý, nếu đầu phun nước trong tháp có biểu hiện quay chậm hơn so với thông số mà nhà sản xuất đưa ra hoặc đầu phun đột ngột dừng quay. Lúc này, bạn cần kiểm tra đầu quay, khung đỡ có bị vướng bụi bẩn, rong rêu không. Nếu có thì bịt tiến hành xịt rửa sạch cặn bẩn trên đầu phun. Sau đó cho tháp vận hành. Nếu các đầu phun vẫn bị tình trạng quay chậm hoặc dừng quay thì bạn cần tiến hành thay thế linh kiện này để đảm bảo khả năng hoạt động của tháp giải nhiệt

2.2.4. Bảo dưỡng cánh quạt

Cánh quạt quay liên tục để tản nhiệt cho tháp, thì sẽ liên tục tạo ra lực ma sát với không khí gây tích điện, tạo ra lực hút mà đặc biệt là đối với những vật thể nhỏ, nhẹ bay trong không khí như bụi. Do đó, sau 1 thời gian sử dụng tháp giải nhiệt thì bụi sẽ bị hút bám dính chặt vào cánh quạt, làm ảnh hưởng đến lưu lượng gió và khả năng giải nhiệt của tháp.Các bạn có thể tháo rời cánh quạt ra và rửa sạch cánh quạt với nước cùng xà phòng, sau đó lắp lại vào vị trí cũ.

2.2.5. Làm sạch tấm tản nhiệt cùng các linh kiện khác

Để vệ sinh tấm tản nhiệt, thì các bạn có thể sử dụng máy rửa xe áp lực cao kết hợp với hóa chất chống bám cặn để loại bỏ cặn cho thiết bị này.

Còn với các linh kiện khác, các phụ tùng được làm bằng kim loại thì cần vệ sinh định kỳ và sơn chống gỉ lên các phụ tùng đó. Việc vệ sinh thường xuyên sẽ giúp chống lại rêu mốc, bụi bẩn, đảm bảo thiết bị hoạt động tốt.

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về tháp giải nhiệt cũng như cách vệ sinh tháp giải nhiệt. Các bạn lưu ý nên tiến hành vệ sinh thường xuyên và định kỳ nhé. Vì tháp giải nhiệt được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên thì sẽ có khả năng làm mát tốt, đồng thời cũng sẽ làm cho máy làm đá của bạn hoạt động ổn định hơn.

Nếu bạn có thắc mắc, cần được tư vấn về tháp giải nhiệt, về máy làm đá viên công nghiệp thì hãy liên hệ với Việt An theo số 0949 414141, chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn trực tiếp miễn phí cho bạn.

Hỏi đáp & đánh giá HƯỚNG DẪN VỆ SINH THÁP GIẢI NHIỆT

0/5

0 đánh giá và hỏi đáp

5 Sao
compelete
0
4 Sao
compelete
0
3 Sao
compelete
0
2 Sao
compelete
0
1 Sao
compelete
0

Bạn có vấn đề cần tư vấn?

Gửi câu hỏi

Bạn chấm bài viết này bao nhiêu sao?

Hủy
Nhận Khuyến Mãi
share-zalo
share-youtube
share-facebook
share-twiter
share-google-plus