Hotline
0949.41.41.41
Sự cố nào thường gặp khi vận hành máy làm đá viên công nghiệp? Trong khi vận hành máy làm đá viên, chắc hẳn bạn sẽ gặp phải không ít những sự cố. Trong số đó, có thể có một số sự cố đã được nhà sản xuất cảnh báo cụ thể kèm cách khắc phục tối ưu. Hoặc đó có thể là sự cố mới, phát sinh sau khi sử dụng máy làm đá một thời gian dài. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ nêu ra những nguyên nhân chính gây nên sự cố máy đá, cùng một vài trường hợp thường gặp và cách khắc phục cụ thể.
Sự cố do điện thường gặp là máy nén, máy bơm không hoạt động, hay đèn nguồn không sáng.
Bạn cần kiểm tra các yếu tố:
– Kiểm tra nguồn điện có bị mất pha không
– Mức điện áp hiện tại
– Kiểm tra cầu chì (aptomat) bên trong tủ
Cách xử lý: Cần đảm bảo về điện, nước cấp cho máy. Các tiếp điểm khởi động từ, hoạt động của timer, relay, chập hay chạm mạch điện. Sau khi tìm và giải quyết, kiểm tra lại một lần nữa xem còn sai sót gì không rồi cho máy hoạt động trở lại.
2.1. Sự cố máy nén, bơm không hoạt động, đèn nguồn sáng, đèn báo lỗi không sáng.
Kiểm tra sự cố với máy làm đá viên Việt An:
– Bơm nước làm mát có đảm bảo lưu lượng không
– Lượng nước làm mát đủ hay không
– Quạt tháp làm mát hoạt động có hiệu quả không
– Kiểm tra bình ngưng có tắc bẩn không
– Các van chặn có bị khoá không
Cách xử lý: Trước tiên, tắt máy để kiểm tra. Sau đó xử lý lỗi và reset pen áp suất cao nếu có, giảm áp cao để máy tự reset và khởi động lại.
2.2. Máy nén ngưng hoạt động và áp suất dầu nhảy
Sự cố xảy ra là máy nén không hoạt động, tuy nhiên bơm vẫn chạy, đèn nguồn sáng, đèn báo lỗi tắt.
Bạn cần kiểm tra và xử lý sự cố với máy làm đá:
– Kiểm tra dầu trong máy nén để biết thiếu hay do bẩn
– Bình tách dầu có bẩn không
– Tình trạng lưới bơm dầu máy nén
Xử lý các lỗi có thể và khởi động trở lại.
2.3. Đèn nguồn sáng, đèn báo lỗi tắt
Lúc này cần kiểm tra sự cố với máy làm đá và xử lý các rơ le nhiệt, xem có cái nào bật ra không. Nếu có thì kiểm tra bộ phận tương ứng xem có bị quá tải hay chạm không. Sau khi xử lý xong, reset lại đuôi nhiệt, và khởi động lại máy.
Chú ý:
– Thường kiểm tra sự hồi dầu và độ bẩn của dầu
– Luôn dự phòng một vật tư và vật dụng cần thiết nhất như: Hạt hút ẩm, gas, đồng hồ đo áp suất, dây gas, đồng hồ đo điện, kìm, kéo, tuốc nơ vít, bình nhớt máy nén, chìa khoá, khoá van, kìm bấm, mỏ lết
– Trước khi bảo trì sửa chữa cần kiểm tra nguồn điện.
– Sau khi xử lý sự cố, nên kiểm tra các van chặn rồi mới khởi động máy.
Sự cố với máy làm đá có thể là do:
– Máy chưa xả hết đá trong khay. Xử lý: tăng thời gian trễ của timer.
– Chỉnh mức nước bơm quá lớn. Xử lý: Chỉnh van nước đầu vào
– Bộ chia nước làm đá quá bẩn, làm nước dâng lên nhiều và chạm vào đầu dò mức nước, vì vậy máy chuyển sang chế độ xả đá. Xử lý: vệ sinh bộ chia nước.
– Máy hết gas, không cấp gas, nước không vào làm đá, mức nước làm đá quá thấp. Đồng hồ áp suất thấp báo mức áp dưới 2kg/cm2, máy sẽ xả đá. Lúc này cần nạp gas, chỉnh phao gas, và mức nước đi vào.
Sự cố với máy làm đá này là do:
– Áp suất đẩy quá cao, rơ le áp suất nhảy. Xử lý: Kiểm tra lượng nước vào, bơm nước tản nhiệt, quay đúng chiều hút gió lên không? Các van khoá chặn có đúng không. Bình ngưng có bẩn không. Xử lý: vệ sinh tháp giải nhiệt và bình ngưng
– Máy nén quá tải, rơ le nhiệt máy nén nhảy, đèn báo lỗi sáng. Xử lý: Kiểm tra lại hệ thống điện, máy nén có bị chập không, nếu tốt thì ấn lại rơle nhiệt.
– Môtơ bơm quá tải, rơle nhiệt nhảy, đèn báo lỗi sáng. Xử lý: kiểm tra môtơ có chập cháy không? nếu tốt ấn lại rơle.
Có thể là do máy bị chập điện, cầu chì đứt. Lúc này cần kiểm tra và nối lại cầu chì.Hoặc do máy bị mất pha. Xử lý bằng cách dùng bút thử điện kiểm tra các pha.
Nguyên nhân là do:
– Nước vào làm đá quá nóng.
– Van cấp nước kẹt làm nước vào máy liên tục, bể nước tràn ra khỏi máy…
– Máy cấp gas liên tục, luồn van điện từ.
– Máy nén bị sự cố, hỏng van
– Thiếu gas
– Đầu dò nước quá bẩn, cần vệ sinh, sửa lại.
Nguyên nhân:
– Nhiệt độ môi trường thấp quá tiêu chuẩn. Xử lý: chỉnh timer cấp gas tăng độ trễ, hoặc rút rơ le trung gian cấp gas một lúc rồi cắm vào lại.
– Phao cấp gas không ngắt, đèn cấp gas luôn sáng. Xử lý: nới lỏng ốc cần phao, gạt lên xuống vài lần, hoặc gõ vào cần phao một vài lần, nếu đèn cấp gas sáng thì cần phải có thợ chuyên môn tháo phao gas ra vệ sinh lại.
– Tháp giải nhiệt, bộ phận làm mát bằng nước: 10 ngày vệ sinh một lần.
– Bộ chia nước, chứa nước: Vệ sinh khi thấy bẩn tuỳ nguồn nước, khoảng 10-15 ngày/lần.
Trong quá trình sử dụng máy làm đá sạch bạn cũng sẽ không thể tránh khỏi những sự cố xảy ra nếu như bạn không bảo dưỡng thiết bị của mình một cách đúng đắn nhất:
Công đoạn đầu tiên mà ai cũng phải chú ý đến đó là vấn đề vệ sinh máy tại nhà sạch sẽ. Hãy thường xuyên lau chùi bằng khăn ẩm sạch, tránh không nên dùng khăn ướt rất dễ bị hỏng máy.
Kiểm tra bề mặt vỏ ngoài của máy làm đá công nghiệp là việc làm số hai trong quy trình bảo dưỡng máy.
Đặc biệt kiểm tra các điểm nối điện máy làm đá xem có bị đứt dây, hở điện hay không để có biện pháp khắc phục kịp thời, triệt để.
Kiểm tra nhiệt độ mội trường xung quanh đã phù hợp hay chưa để điều chỉnh theo quy định, yêu cầu kỹ thuật của máy làm đá cho phép…
Làm sạch sẽ bình ngưng, vì đây là thiết bị làm mát nước nên cần phải làm sạch. Chú ý vệ sinh cọ rửa bình ngưng cẩn thận từ trong ra ngoài để thiết bị có thể hoạt động với hiệu quả cao nhất.
Thường xuyên kiểm tra lọc thô nước của máy làm đá viên công nghiệp, thay thế linh kiện thích hợp nếu có hiện tượng bị hỏng, rách hay biến dạng.
Định kỳ kiểm tra và bảo dưỡng máy nén (lock) của máy làm đá.
Để máy đá có thể hoạt động được thì điều bắt buộc phải có đó chính là nguồn điện 3 pha cũng như nguồn nước cấp cho máy. Không ngắt nguồn điện mà đã vội vàng bảo dưỡng máy thì sẽ không đảm bảo an toàn cho chính bản thân bạn. Bởi khi chúng ta vệ sinh, nước vào các thiết bị có thể gây chập, cháy hoặc có thể bị điện giật gây ra những hậu quả không mong muốn về sức khỏe con người.
Khi thiết bị đang hoạt động mà bảo dưỡng thì cũng không đảm bảo an toàn cho thiết bị Khi van nước nguồn cấp cho máy chưa được khóa lại mà bạn đã vệ sinh máy, thì sẽ có thể dẫn tới tình tràng nước bị tràn vào trong các thiết bị, linh kiện quan trọng của máy. Dẫn tới khả năng hoạt động của linh kiện, thiết bị sẽ bị ảnh hưởng, có thể giảm tuổi thọ của máy
=> Chính vì vậy. Các bạn cần lưu ý điều đầu tiên trước khi tiến hành vệ sinh hay bảo dưỡng máy thì bạn cần đảm bảo máy đã dừng hoạt động, đã được ngắt kết nối với nguồn điện và nguồn nước.
Một sai lầm mà nhiều người vận hành máy đá mắc phải đó là không bỏ đi nước thừa và đá thừa khi cho máy dừng hoạt động sau 1 ngày vận hành liên tục. Bởi vì lượng nước thừa, đá thừa tích tục sẽ là nơi để vi khuẩn có thể phát triển và có thể khiến cho máy móc bị oxi hóa và nhanh hỏng hơn. Do đó, bạn nên trút hết nước đọng, đá thừa khi cho máy ngừng hoạt động để đảm bảo vừa sạch vừa vệ sinh
=> Đây cũng là một trong những cách bạn có thể bảo vệ được các linh kiện trong máy đá cũng như tăng tuổi thọ cho máy làm đá. Hãy lưu ý nhé!
Máy làm đá công nghiệp thường được tạo thành từ rất nhiều các linh kiện thiết bị. Rất nhiều người có tiến hành vệ sinh máy nhưng lại không vệ sinh chi tiết các thiết bị. Dẫn đến hiệu quả của quá trình vệ sinh không đảm bảo như mong muốn. Chính vì vậy, sau một thời gian dài hoạt động, cần vệ sinh chi tiết từng linh kiện, thiết bị có thể tháo rời được ví dụ như tháp giải nhiệt, bình ngưng, nút bịt...
Việc tháo rời ra sẽ làm cho quá trình vệ sinh được dễ dàng hơn, bạn có thể vệ sinh mọi chi tiết thay vì vệ sinh tổng thể sẽ khó đảm bảo được độ sạch cả trong và ngoài của thiết bị
Để vệ sinh các thiết bị trong máy làm đá viên thì sẽ có một số các loại hóa chất làm sạch chuyên dụng dùng cho máy đá. Nhiều người lo ngại rằng khi dùng hóa chất vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của nước đá. Nên chỉ tiến hành vệ sinh các linh kiện thiết bị bằng nước sạch thông thường. Tuy nhiên, nhiều linh kiện trong máy đá sau một thời gian dài tiếp xúc với nước sẽ bị hoan gỉ, đóng cặn và không thể làm sạch nếu dùng nước tinh khiết để vệ sinh. Do đó, bạn cần phải sử dụng các sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng có như vậy các mảng bám, các cặn bẩn mới được làm sạch.
Bạn chỉ cần lưu ý là sau quá trình vệ sinh bằng hóa chất thì bạn cho máy hoạt động và không xả bỏ đi 3 mẻ đá đầu tiên như vậy thì chất lượng nước đá viên sẽ không bị ảnh hưởng.
Nhiều người có thể là do quá bận, do bán quá chạy hàng nên không có thời gian vệ sinh máy. Nhiều người thì nghĩ rằng lúc nào rảnh thì sẽ vệ sinh máy cũng được. Tuy nhiên, nếu bạn không tiến hành vệ sinh máy thường xuyên thì sẽ rất có thể không phát hiện kịp thời những lỗi nhỏ để mà khắc phục, sau một thời gian dài lỗi nhỏ sẽ thành lỗi lớn lúc đó thì sửa chữa sẽ mất thời gian và tốn kém.
Vì vậy, bạn cần vệ sinh máy đá định kỳ, thường xuyên để máy làm đá luôn được sạch sẽ, vận hành trơn tru và đảm bảo hiệu suất làm đá một cách tốt nhất
Việt An hy vọng rằng, tất cả những khách hàng đang sử dụng máy làm đá viên công nghiệp do Việt An sản xuất, cung cấp hay sử dụng máy đá của các hãng khác sẽ có những kinh nghiễm hữu ích trong quá trình sử dụng máy đá.
Nếu bạn đang quan tâm tới máy làm đá, muốn đầu tư lắp đặt máy làm đá sạch uy tín chất lượng, hãy liên hệ với Việt An theo số 0949 414141 để được tư vấn trực tiếp.
Hỏi đáp & đánh giá Sự cố nào thường gặp khi vận hành máy làm đá viên công nghiệp?
0 đánh giá và hỏi đáp
Bạn có vấn đề cần tư vấn?
Gửi câu hỏi