• cờ Việt Nam Vietnamese
  • cờ english English
  • cờ lào Laos
  • cờ campuchia Cambodia
  • cờ thái lan Thailand
  • cờ indonesia Indonesia
  • cờ philippines
Philipins
  • cờ myanmar Myanmar

Tìm hiểu về thiết bị cần có trong sản xuất nước tinh khiết

19/09/2022 0 Bình luận

Tìm hiểu về thiết bị cần có trong sản xuất nước tinh khiết. Mở cơ sở sản xuất nước uống đóng chai là một trong những lĩnh vực khá phổ biến và thu hút nhiều nhà đầu tư hiện nay. Mỗi năm, ngành kinh doanh nước giải khát nói chung và nước uống đóng chai nói riêng đều thu về lợi nhuận cực lớn. Tuy nhiên, khi kinh doanh lĩnh vực này, các doanh nghiệp cần phải có những tính toán kỹ lưỡng về công nghệ, kỹ thuật cũng như dây chuyền thiết bị hỗ trợ. Bởi đây là ngành sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và an toàn sức khỏe người tiêu dùng.

Hãy cùng Công ty CP TMTH Việt An tìm hiểu về dây chuyền sản xuất cũng như các thiết bị cần chuẩn bị cho việc kinh doanh nước uống tinh khiết trong bài viết sau đây!

Chuẩn bị trang thiết bị để bước vào quá trình sản xuất

Để thành công làm giàu từ sản xuất nước uống tinh khiết thì cần thiết phải sở hữu cho mình được các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến để tránh bị lạc hậu, lỗi thời, khó cạnh tranh với các đơn vị khác.

  1. Bạn cần lựa chọn được một hệ thống lọc nước tinh khiết công nghiệp chất lượng, ứng dụng công nghệ lọc nước hiện đại phù hợp xử lý nguồn nước đầu nguồn mà bạn sử dụng thành nước tinh khiết đạt tiêu chuẩn nước uống trực tiếp tại vòi QCVN 6-1:2010/BYT của Bộ Y Tế. Công suất lọc nước của hệ thống phù hợp đáp ứng được nhu cầu sản xuất của đơn vị bạn đề ra.
  2. Bạn cũng cần đầu tư khu vực chiết rót với hệ thống máy chiết rót chai đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu, đảm bảo công suất hoạt động. Với quy mô sản xuất nhỏ thì chỉ cần sở hữu những chiếc máy chiết bán tự động. Còn với quy mô vừa và lớn thì cần sử dụng máy chiết chai tự động. 
  3. Vỏ chai là thứ không thể thiếu để sản xuất nước uống đóng chai. Rất nhiều đơn vị cung cấp vỏ chai nhựa trên thị trường nên bạn có thể dễ dàng mua được sản phẩm này.
  4. Bên cạnh đó còn cần đến các thiết bị phục vụ quá trình đóng gói như máy dán nhãn, máy in hạn sử dụng, máy co màng chai, máy co màng lốc chai....
  5. Một trong những việc không thể bỏ qua đó chính là chuẩn bị tem nhãn của sản phẩm. Trên tem nhãn cần phải có logo, thương hiệu của bạn để tạo ấn tượng với khách hàng. 

Lưu ý khi mua trang thiết bị phục vụ sản xuất nước đóng chai, các bạn cần lựa chọn mua sản phẩm chất lượng, chính hãng vì nó sẽ là phương tiện quan trọng, là trợ thủ đắc lực giúp bạn thành công. Để mua được sản phẩm chất lượng thì bạn cần mua của các đơn vị cung cấp có uy tín, có năng lực, có chính sách bảo hành, bảo trì rõ ràng. Nên đến trực tiếp tận nơi để trải nghiệm về sản phẩm trước khi quyết định mua. Nếu bạn băn khoăn không biết nên mua của đơn vị nào thì Việt An sẽ là gợi ý hàng đầu dành cho bạn. 

Hiện Việt An đã và đang được rất nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai lớn nhỏ trên cả nước lựa chọn là đối tác, là nhà cung cấp các sản phẩm hệ thống lọc nước, máy chiết rót và nhiều máy móc khác phục vụ sản xuất. Việt An có nhà máy sản xuất rộng hơn 15000m2, với hệ thống địa chỉ cung cấp sản phẩm ở Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Buôn Ma Thuột. Các sản phẩm do Việt An sản xuất, cung cấp được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. 

Các sản phẩm của Việt An không chỉ được tin dùng tại Việt Nam mà còn được rất nhiều nước trong khu vực ASEAN lựa chọn. Các bạn có thể vào www.vietan.vn hoặc www.tapdoanvietan.com để xem thông tin về lịch sử hình thành phát triển của Việt An, các thành tích mà Việt An đã đạt được cùng các dự án mà Việt An đã triển khai.

Các bước cần chuẩn bị để mở cơ sở sản xuất nước tinh khiết

Dưới đây là các bước chuẩn bị cơ bản:

  • Tìm kiếm mặt bằng mở cơ sở sản xuất nước đóng chai. Cần tránh xa các khu vực nhạy cảm như khu vực xử lý chất thải, nghĩa trang, nhà máy hóa chất, kho xăng dầu, trang trại chăn nuôi, ...
  • Tiến hành đăng ký giấy phép kinh doanh (trường hợp chưa đăng ký) hoặc đăng ký thêm về lĩnh vực kinh doanh nước giải khát, các loại nước uống đóng chai.
  • Tìm kiếm và lựa chọn nguồn nước tốt (trường hợp khoan giếng cần phải xin giấy phép và kiểm tra, kiểm nghiệm tổng thể nguồn nước theo quy định của Bộ Y tế).
  • Xây dựng tháp nước cùng hệ thống đường ống cấp nước (đối với các nhà máy sản xuất nước có công suất 5000l/h).
  • Trang bị nguồn điện phù hợp với từng thiết bị.
  • Lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý phù hợp với nguồn nước.
  • Đầu tư các thiết bị chất lượng cho hệ thống xử lý nước tùy thuộc vào nguồn tài chính.
  • Nên đầu tư dây chuyền đóng chai tự động với các cơ sở sản xuất có quy mô vừa và lớn.
  • Chuẩn bị kinh phí cho một số nguồn vật tư như: vỏ bình, vỏ chai, màng co, tem nhãn sản phẩm, ...
  • Thiết kế logo và thương hiệu khi mở cơ sở sản xuất nước uống đóng chai.
  • Lên kế hoạch chi tiết về nhân sự, quá trình tuyển dụng và đào tạo.
  • Chuẩn bị phương tiện chuyên chở và phân phối sản phẩm.
  • Sẵn sàng về nguồn tài chính, đủ để vận hành nhà máy sản xuất trong ít nhất 6 tháng đầu, khi chưa có doanh thu.
  • Đầu tư thiết bị sạc điện dự phòng (tùy thuộc vào điều kiện kinh tế).

Chi phí mở cơ sở sản xuất nước uống đóng chai

Chi phí dây chuyền lọc nước tinh khiết

Trước tiên, chi phí đầu tư cho dây chuyền lọc nước tinh khiết gồm có các khoản như sau:

  • Tiền mặt bằng: Mức giá thuê hoặc mua mặt bằng sẽ tùy thuộc vào từng khu vực. Tuy nhiên cần lưu ý chọn mặt bằng từ 60 – 100m2trở lên.
  • Phí đăng ký giấy phép kinh doanh: Dao động từ 3 – 5 triệu đồng.
  • Chi phí khoan giếng: Khoảng từ 15 triệu đồng trở lên.
  • Bồn chứa nước: Dao động từ 10 – 15 triệu đồng.
  • Dây chuyền sản xuất nước uống đóng bình: Dao động từ 60 – 500 triệu đồng (tùy thuộc vào công suất).
  • Dây chuyền đóng bình – đóng chai thành phẩm: Dao động từ 100 - 800 triệu đồng (tùy thuộc vào mức độ tự động hóa của cơ sở).
  • Chi phí vỏ bình, vỏ chai để đóng gói sản phẩm: Dao động từ 30 – 50 triệu đồng.
  • Chi phí thiết kế tem nhãn, màng co (lần đầu tiên sản xuất ra thị trường): Khoảng 10 – 20 triệu đồng.

Chi phí nhân công

Nếu doanh nghiệp mở cơ sở sản xuất nước đóng chai với quy mô vừa và lớn thì nên đầu tư vào dây chuyền tự động hóa để tiết kiệm chi phí thuê nhân công. Như vậy, hệ thống cần các vị trí thiết yếu như sau:

  • Nhân viên vận hành hệ thống: 1 - 2 người.
  • Nhân viên giao hàng: 3 - 5 người (tùy vào quy mô hoạt động).
  • Nhân viên đóng gói: 1 - 3 người.
  • Quản lý cơ sở sản xuất: 1 người.

Tính toán chi phí để mở cơ sở sản xuất nước đóng chai

Tổng chi phí ban đầu cần bỏ ra để đầu tư cho cơ sở sản xuất nước uống đóng chai có thể được tính như sau:

Giá thành xuất xưởng của mỗi bình nước 20 lít: Dao động từ 4.000 - 7.000 đồng.

Giá thành xuất xưởng của mỗi chai nước 500ml: Khoảng 1.200 đồng.

Theo đó, một cơ sở sản xuất nước uống đóng chai hoạt động với quy mô nhỏ, bán tự động, bắt đầu vào tháng thứ 6 đã có thể đạt được khoảng 70% công suất. Trung bình mỗi ngày, cơ sở sản xuất tiêu thụ được khoảng 300 bình nước 20 lít, giá bán cho thị trường là 12.000 đồng/bình. Như vậy, doanh thu mỗi tháng mà cơ sở này đạt được là: 300 bình x 12.000 x 25 ngày = 90.000.000 đồng.

Sau khi trừ các chi phí sản xuất, doanh nghiệp có thể thu về lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng. Tuy nhiên cũng có một số doanh nghiệp chỉ đạt được khoảng 20 triệu đồng.

Quy trình sản xuất nước uống tinh khiết

Quy trình gồm 3 công đoạn chính:

  1. Lọc và xử lý nước đạt tiêu chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT
  2. Chiết rót nước vào chai và đóng nắp chai
  3. Dán nhãn, in hạn sử dụng, đóng thùng hoặc đóng log để cung cấp ra thị trường

Lọc và xử lý nước

Để có thể lọc và xử lý nước đạt tiêu chuẩn nước uống trực tiếp thì cơ sở sản xuất nước đóng chai nào cũng phải đầu tư lắp đặt một hệ thống lọc nước công nghiệp hiệu quả để có thể tạo ra nước tinh khiết, nước khoáng, hoặc sử dụng thêm máy tạo nước ion kiềm để tạo ra nước ion kiềm .... đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động, nhu cầu tiêu thụ mà công suất của hệ thống lọc của mỗi đơn vị sản xuất sẽ khác nhau.

Sau khi có nguồn nước đạt tiêu chuẩn thì cần tiến hành đóng gói nước vào chai để cung cấp ra thị trường.

Chiết rót nước vào chai và đóng nắp chai

Công đoạn định lượng chiết rót nước vào chai và đóng nắp chai là công đoạn rất quan trọng, công đoạn này đòi hỏi phải đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao.

Các cơ sở sản xuất có thể sử dụng máy móc hoặc phương pháp chiết rót thủ công để định lượng nước vào chai theo thể tích nhất định, sau đó đóng nắp chai. Dù là sử dụng phương pháp chiết rót bằng máy hay bằng thủ công thì đều phải đảm bảo an toàn vệ sinh.

Các đơn vị cần phải chuẩn bị vỏ chai và tiến hành vệ sinh sạch sẽ vỏ chai trước khi tiến hành chiết rót nước vào chai. Sau khi chiết rót đầy nước vào chai thì tiến hành đóng nắp vào chai.

Các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ hiện nay có rất nhiều đơn vị vẫn sử dụng các phương pháp chiết rót thủ công hoặc sử dụng máy chiết rót bán tự động với công suất hạn chế. Khi sử dụng các hình thức chiết rót này sẽ đòi hỏi cần sử dụng tới nguồn nhân công lao động nhiều hơn nhiều so với các đơn vị sử dụng máy chiết rót tự động.

Dán nhãn, in hạn sử dụng, đóng thùng hoặc đóng log để cung cấp ra thị trường

Để giúp khách hàng nhớ tới sản phẩm của mình, thì các đơn vị sản xuất nước đóng chai cần dán nhãn lên chai, sau đó phải in hạn sử dụng lên để khách hàng biết được ngày sản xuất, hạn sử dụng của sản phẩm. Sau khi xong thì có thể đóng chai vào các thùng hoặc đóng log để lưu kho hoặc cung cấp ra thị trường.

Hỏi đáp & đánh giá Tìm hiểu về thiết bị cần có trong sản xuất nước tinh khiết

0/5

0 đánh giá và hỏi đáp

5 Sao
compelete
0
4 Sao
compelete
0
3 Sao
compelete
0
2 Sao
compelete
0
1 Sao
compelete
0

Bạn có vấn đề cần tư vấn?

Gửi câu hỏi

Bạn chấm bài viết này bao nhiêu sao?

Hủy
Nhận Khuyến Mãi
share-zalo
share-youtube
share-facebook
share-twiter
share-google-plus