• cờ Việt Nam Vietnamese
  • cờ english English
  • cờ lào Laos
  • cờ campuchia Cambodia
  • cờ thái lan Thailand
  • cờ indonesia Indonesia
  • cờ philippines
Philipins
  • cờ myanmar Myanmar

Xử lý nước mặn

25/02/2019 0 Bình luận

Xử lý nước mặn là nhu cầu cấp bách hiện nay, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nguy cơ nhiễm mặn tái diễn như vừa qua tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Nguồn nước nhiễm mặn gây thiệt hại nặng nề cho nông nghiệp cũng như các nhu cầu nước sinh hoạt của bà con vùng nhiễm mặn. Để ứng phó với tình hình này, Công ty Việt An đã cùng với đội ngũ kỹ sư chuyên môn tổ chức nghiên cứu các phương án xử lý nước nhiễm mặn tối ưu , giá thành hợp lý để phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp các hệ thống xử lý nước, máy làm đá viên,... Việt An đã trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Vì sao cần xử lý nước mặn?

Nguồn nước nhiễm mặn do quá trình xâm nhập mặn của nước biển vào sâu trong đất liền. Hiện tượng này thường thấy ở các vùng trũng thấp ven biển. Tuy nhiên, khi mùa khô hạn kéo dài, nguồn nước ngọt cạn kiệt thì quá trình xâm nhập mặn càng tăng nhanh hơn và sâu hơn vào trong đất liền. Kết quả là các nguồn nước ngọt vùng lân cận như sông, suối, ao, hồ, đầm,… thậm chí là nước giếng, nước ngầm cũng bị nhiễm mặn.

Những ảnh hưởng của nước nhiễm mặn đối với đời sống

Đầu tiên, thường xuyên sử dụng nước nhiễm mặn sẽ gây ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Nước mặn khi vào cơ thể sẽ hút hết nước của tế bào, gây mất nước, teo tế bào. Khi các tế bào chết đi, hàng rào ngăn chặn vi khuẩn sẽ mất. Vi khuẩn sẽ xâm nhập, gây ra các bệnh lý tiêu hóa trước mắt như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy cấp, viêm ruột cấp tính. Khi sử dụng nguồn nước này lâu dài, chúng làm suy giảm chức năng đề kháng, tăng các nhiễm trùng cơ hội, suy thận, suy gan,… Nước mặn nếu dùng để tắm rửa thường xuyên còn có khả năng gây ra các bệnh ngoài da như viêm da, mụn nhọt, ghẻ lở,… bệnh về mắt và đặc biệt là viêm nhiễm phần phụ.

nuoc-nhiem-man
nuoc-nhiem-man

Đặc biệt đối với nông nghiệp, nước nhiễm mặn xâm hại mùa màng, làm đất đai cằn cỗi, không thể trồng trọt được, là một trong những kẻ thù nguy hiểm của người nông dân.

Tiếp theo, nước nhiễm mặn sẽ phá hoại các thiết bị, đồ dùng sinh hoạt trong nhà, đặc biệt là các thiết bị làm bằng kim loại. Nước nhiễm mặn sẽ làm gỉ sét, ăn mòn đồ đạc,…

Trong các nghành công nghiệp sử dụng nồi hơi, nước nhiễm mặn có thể phá hủy, gây nổ lò hơi. 

Một số phương pháp xử lý nước mặn hiệu quả

Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý nước nhiễm mặn, việc chúng ta lựa chọn phương pháp nào tùy thuộc vào độ nhiễm mặn của nước nặng hay nhẹ, tính kinh tế cũng như mục đích sử dụng ra sao.

Người ta có thể thay đổi nồng độ mặn của nước bằng việc khử muối hoặc khử mặn. Các phương pháp cụ thể như sau:

  • Phương pháp chưng cất nhiệt

Chưng cất nhiệt là phương pháp được lưu truyền trong dân gian và cũng là phương pháp thủ công lâu đời . Cơ sở của phương pháp này là đun nóng nước cho đến khi sôi để chuyển thành dạng hơi rồi ngưng tụ lại thành nước tinh khiết.  

Ưu điểm của phương pháp chưng cất nhiệt là thích hợp với mọi độ mặn khác nhau nhưng nhược điểm là phải thực hiện thủ công, mất nhiều thời gian và nhiên liệu.

  • Phương pháp trao đổi ion

Phương pháp trao đổi ion là lọc nước qua bể có chứa hạt nhựa ion hoạt tính. Do kết quả trao đổi các cation của muối hòa tan trong nước với các ion H+ của hạt cationit, các muối hòa tan trong nước biến thành các axit tương ứng.

Tiếp theo nước sẽ được khử cation ở bể H - cationit, thông qua bể lọc OH - anionit, các hạt anionit sẽ hấp thụ từ nước các anion của các axit mạnh như Cl, SO4 (khí cacbonic được khử ra khỏi nước bằng làm thoáng trước khi cho vào bể OH - anionit) và nhả vào nước một số lượng tương đương anion OH-.

Ưu điểm của phương pháp trao đổi ion là chúng ta có thể sục rửa và hoàn nguyên theo đúng quy trình, đảm bảo nguồn nước đầu ra đạt được các tiêu chuẩn, song điểm trừ là chi phí cao và khó vận hành.

  • Phương pháp thẩm thấu ngược (RO)

Màng lọc nước của công nghệ RO được làm từ các lớp mỏng hoặc các tấm film được gắn chặt, cuộn lại với nhau theo hình xoắn ốc. Với cấu tạo như thế, máy lọc nước công nghệ RO sử dụng màng siêu lọc, khe lọc có kích thước nhỏ hơn 0,0001 micro mét này nhằm chỉ cho phép các phân tử nước lọt qua, đồng thời dồn đẩy các chất ô nhiễm và chất khác có trong nước theo đường nước thải ra ngoài trong đó có muối hòa tan.

xử lý nước nhiễm mặn
xử lý nước nhiễm mặn

Việt An vừa chia sẻ một số phương pháp xử lý nước mặn được nhiều người sử dụng hiện nay, hãy lựa chọn phương pháp phù hợp với mục đích, điều kiện kinh tế nhà bạn để có được nguồn nước đạt chuẩn sử dụng hàng ngày nhé.

Hỏi đáp & đánh giá Xử lý nước mặn

0/5

0 đánh giá và hỏi đáp

5 Sao
compelete
0
4 Sao
compelete
0
3 Sao
compelete
0
2 Sao
compelete
0
1 Sao
compelete
0

Bạn có vấn đề cần tư vấn?

Gửi câu hỏi

Bạn chấm bài viết này bao nhiêu sao?

Hủy
Nhận Khuyến Mãi
share-zalo
share-youtube
share-facebook
share-twiter
share-google-plus